Trang chủ / Dịch vụ / Vận chuyển / Tất tần tật về chợ 13 Quảng Châu cho người dân mua buôn quần áo

Tất tần tật về chợ 13 Quảng Châu cho người dân mua buôn quần áo

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

Thông tin chợ 13

Chợ 13, phiên âm là Shi Shan Hang, hay như dân buôn hàng quần áo Quảng châu hay gọi là Chợ Sáng, vì nó mở cửa và đóng cửa rất sớm, tọa lạc ở góc đường Shi Shan Hang và đại lộ Renmin Nan. Chợ nằm trên khu đất rộng gần 6000 m2, được xây thành tòa nhà 13 tầng, cả 13 tầng đều được dành để cho thuê kinh doanh thời trang. Như vậy, tổng diện tích sử dụng của chợ là xấp xỉ 80.000 m2 (diện tích của chợ Đồng Xuân là 6.700 m2)

Bước chân vào chợ, người ta sẽ không khỏi choáng ngợp với hàng vạn con người đang chen chúc nhau với cơ man những áo áo quần quần! Những cô bán hàng xinh đẹp kiêm luôn người mẫu mặc những bộ áo quần mình bán liên tục chào mời những vị khách đi qua.

Trên tường của những gian hàng nhỏ bé, chỉ khoảng 9, 10m2, đính, treo chi chít những mẫu hàng mới, dưới đất xếp đầy những hàng để giao luôn cho khách.

Lưu bản nháp tự động

Nếu tinh ý, ta sẽ thấy các gian hàng cũng được phân loại theo tầng. Tầng 1, 2, 3 là tầng bán hàng kiểu gia công, đẳng cấp và sang trọng teen, không nhãn mác hoặc nhãn mác vớ vẩn, nhưng lại rất hợp với dân buôn nước ta do mẫu mã trẻ, giá hợp lý và chất lượng chấp nhận được.

Từ tầng 4 trở lên, ít người mua bán hơn, các gian hàng được bố trí công phu hơn, và hầu hết đều mang một thương hiệu riêng, kiểu như hàng công ty. phong cách hàng ở những tầng này kiểu cách hơn, già hơn chút xíu, và có những nơi mang hơi hướng công sở.

Xem thêm: Quý khách hàng có nhu cầu : Đặt hàng Tmall vui lòng liên hệ tại đây.

Về số lượng: Tất cả đều không bán lẻ! Người buôn bán China rất trọng nguyên tắc buôn bán. Họ không bao giờ tặc lưỡi để rồi mất đi bản sắc của nghiệp đoàn. Đến đây, ít nhất bạn phải mua 2, 3 màu, mỗi màu vài cái (cũng có thể mua mỗi màu 1 cái nhưng ít cửa hàng chịu bán). Thông thường người bán sẽ phân loại khách hàng vào 2 loại:

-Loại thứ nhất là Nả Hua (mua buôn), tức là mua mỗi màu vài 3 cái. Loại này sẽ được cho mua hàng nhưng mua đắt hơn chút xíu.

-Loại thứ 2 là Tả Bao (đóng bao), tức là mua nhiều. Mỗi màu ít nhất 5 cái, thường là mỗi màu vài ba chục cho đến vài 3 trăm cái. Loại khách này sẽ được chăm lo và tư vấn đặc biệt, giá sẽ giảm so với Nả Hua vài ba tệ cho đến cả chục tệ tùy theo số lượng đặt hàng.

Về giá cả: Rất khó để có thể bao quát được mức giá bán của một khu chợ 80.000 m2, nhưng theo người viết chuyên hàng quần áo Quảng châu nhận thấy một chiếc áo sơ mi hoặc áo thun kiểu cách thường được bán ra với giá 30 đến 150 tệ.

Váy đầm, Jumsuit giao động từ 50 đến 200 tệ, áo dạ, áo khoác, áo da, áo lông từ 100 đến 500 tệ (làm từ chất liệu áo khoác mỏng có thể rẻ hơn)… Bạn có thể mặc cả nhưng sẽ không được nhiều. Đắt rẻ và quyền trả giá thấp phụ thuộc vào số lượng bạn định mua!

Ngoài áo quần, chợ 13 cũng có một số gian hàng bán đồ phụ kiện (tầng 1), khăn quàng, mũ (tầng 1 và tầng 2). Phía sau và các khu xung quanh còn một số khu chợ bán đồ công sở, đồ rẻ tiền và đồ nam, ma nơ canh, móc áo quần…

Một số kinh nghiệm khi đi mua hàng ở Chợ 13:

– Đi sớm: chợ mở cửa rất sớm, từ khoảng 7h sáng, và đóng cửa lúc chừng 1h chiều nên khách cần đến sớm để đỡ chen chúc ở tầng 1. Khi tầng 1 đông là mình đã lên đến tầng 2, tầng 3.

– Đi theo thứ tự đường zich zắc để tránh sót đường: vì các mẫu hàng trùng nhau ở chợ 13 là rất hiếm nên đi kỹ chừng nào bạn càng có cơ hội để tiếp cận mẫu hàng chừng ấy. bởi thế hãy đi theo làn lối để tránh bỏ sót… tiền!

– Đem theo 1 cây bút không phai, mặc một bộ áo quần rộng rãi, không quá nóng và đi một đôi dép bệt. Cây bút không phai để bạn có thể viết giá áo quần lên bao bọc áo khi kiểm hàng, đỡ mất công dò hóa đơn khi bạn về nhà làm giá. Bạn cũng nên ghi chép sau hóa đơn thật kỹ càng để sau này cần lấy lại loại hàng nào thì chụp hóa đơn gửi phiên dịch khỏi nhầm lẫn. Còn áo quần rộng và dép bệt thì để bạn dễ chen chúc giữa hàng ngàn người!

– Khi mua hàng, bạn không nên lấy hàng luôn, sẽ rất khó khăn khi bạn vừa mang vác, vừa mua hàng, vừa chen lấn! Bạn chỉ cần lấy hóa đơn, sau khi mua hàng xong, bạn ra bên ngoài, thuê những công nhân bốc xếp (mặc đồ vàng hoặc đỏ, có số hiệu) cầm hóa đơn đi thu hàng cho mình, mình chỉ việc chờ ở cửa. Thông thường tính 5 tệ/hóa đơn nhưng nếu nhiều hóa đơn thì bạn có thể mặc cả. Khi họ đưa hàng ra, bạn kiểm hàng, ghi giá luôn. Khâu kiểm hàng bạn nên kiểm kỹ, vì rất dễ bị người bán tráo hàng khó bán vào.

– Mua hàng xong, việc bắt được taxi để về là vụ việc rất nan giải. Vì giờ cao điểm, taxi rất khó bắt. Bạn có thể nhờ công nhân bốc hàng xuống đường và thỏa thuận giá với các xe 9 chỗ chở hàng thuê, giá thường gấp 3 taxi.!

 (Sưu tầm)

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

About msduyen

Bài khác

Bất chấp cảnh báo, nhiều dụng cụ lưu thông trái phép trên cao tốc Vân Đồn – Móng Cái

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *